30
01Thủ tục cấp phép xây dựng nhà ở là điều mà rất nhiều người khi chuẩn bị xây nhà đều quan tâm, tìm hiểu. Vậy thủ tục cấp phép xây dựng nhà ở đô thị và nhà ở nông thôn, nhà cấp được áp dụng như thế nào? Cần lưu ý gì không?
Thủ tục cấp phép nhà ở đô thị được quy định là thủ tục cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ. Thủ tục này được thực hiện, nộp trực tiếp tại Ủy ban nhân dân (UBND) quận, huyện nơi bạn muốn xây dựng. Thời hạn giải quyết thủ tục này diễn ra trong khoảng 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, đầy đủ.
Bước 1: Chuẩn bị, nộp hồ sơ
Ở bước nhà, chủ đầu tư hoặc cá nhân cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết. Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định. Chuẩn bị 2 bộ hồ sơ giống nhau. Sau đó, nộp 2 bộ hồ sơ này tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND quận, huyện.
Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ
UBND quận huyện sẽ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng này.
Nếu hồ sơ của bạn đã hợp lệ, đầy đủ thì bạn sẽ có giấy biên nhận hồ sơ và ngày hẹn trả kết quả. Còn trong trường hợp hồ sơ bị thiếu, sai sót thì sẽ được hướng dẫn thêm để hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Thẩm định
UBND quận, huyện sẽ tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Đồng thời xác định các tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng để thông báo lại cho chủ đầu tư bằng văn bản, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước này sẽ diễn ra trong khoảng 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
Bước 4: UBND quận, huyện sẽ xem xét quy mô, tính chất, địa điểm, loại công trình được nêu trong hồ sơ. Tiếp tục đối chiếu với các điều kiện theo quy định trong văn bản pháp luật và gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật. UBND quận, huyện căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng.
Bước 5: Nếu trong vòng 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, UBND quận, huyện phải xem xét hồ sơ cấp phép xây dựng. Nếu cần phải xem xét thêm thì UBND quận, huyện phải thông báo lại cho chủ đầu tư bằng văn bản và cho biết lý do. Đồng thời UBND quận, huyện phải báo cáo cấp có thẩm quyển xem xét, chỉ đạo thực hiện. Thời gian này không được kéo dài quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định.
Trường hợp hồ sơ xin cấp phép không đủ điều kiện thì UBND quận, huyện cũng phải thông báo lại cho chủ đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 6: Chủ đầu tư nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân quận, huyện theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận.
Thủ tục cấp Giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn được thực hiện bởi chủ đầu tư và nộp hồ sơ trực tiếp tại UBND xã. Thời hạn giải quyết thủ tục này diễn ra trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 1: Chủ đầu tư chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, hồ sơ cần thiết theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND xã.
Bước 3: Các cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra các giấy tờ, hồ sơ, tính pháp lý, nội dung hồ sơ. Nếu hồ sơ đã hợp lệ, đầy đủ, bạn sẽ nhận được giấy hẹn. Nếu hồ sơ không hợp lệ thì chủ đầu tư sẽ được cơ quan này tư vấn, hướng dẫn hoàn thiện theo đúng quy định.
Bước 4: UBND xã chuyển hồ sơ xin cấp giấy phép đến người có thẩm quyền xử lý, giải quyết và trả kết quả cho chủ đầu tư theo giấy hẹn.
Bước 5: Chủ đầu tư, cá nhân nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã.
Đối với nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn thì khi xây dựng phải phù hợp với các quy định, quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.
Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4 cần có đầy đủ các điều kiện sau:
– Lô đất xây nhà cấp 4 phải phù hợp với quy hoạch chi tiết được duyệt.
– Lô đất xây nhà cấp 4 phải có khoảng cách ly, vệ sinh và an toàn, không bị ô nhiễm, ngập úng,…
– Những lô đất có diện tích nhỏ hơn 15 m2 có chiều rộng mặt tiền hoặc chiều sâu so với chỉ giới xây dựng phải lớn hơn 3m.
Trên đây là những thông tin về thủ tục cấp phép xây dựng nhà ở đô thị, thủ tục cấp phép nhà ở nông thôn, thủ tục cấp phép nhà ở cấp 4 mới nhất năm 2023. Cảm ơn bạn đã chú ý theo dõi bài viết này.
San lấp mặt bằng là một trong những hình thức thi công xây dựng phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên hình thức cũng cần dựa trên quy định của pháp luật để thực hiện. Tham khảo bài viết sau để hiểu thêm các thông tin, quy định về san lấp mặt bằng mới nhất để tránh những hệ lụy về sau.
Hiện nay trừ những trường hợp đặc biệt được pháp luật quy định không cần xin cấp giấy phép xây dựng thì tất cả những công trình còn lại muốn xây dựng đều phải xin cấp giấy phép xây dựng bởi cơ quan có thẩm quyền
Tường bị muối hóa là một trong những hiện tượng khá phổ biến ở các công trình ở Việt Nam. Theo thời gian, một lượng muối xuất hiện ngấm vào tường từ nước mưa ẩm ướt khiến tường trở nên mất thẩm mỹ và bong tróc từng mảnh.
Bong tróc tường nhà không chỉ gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của các thành viên. Mà hiện tượng này nếu không được xử lý triệt để sẽ khiến công trình nhanh xuống cấp, gây nguy hiểm khi sống trong đó.
Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn