Cách sửa lại tường nhà bị bong tróc nhanh chóng

30

01

Bong tróc tường nhà không chỉ gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của các thành viên. Mà hiện tượng này nếu không được xử lý triệt để sẽ khiến công trình nhanh xuống cấp, gây nguy hiểm khi sống trong đó. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là do đâu? Có cách sửa lại tường nhà bị bong tróc nào dễ áp dụng mà xử lý được triệt để?

Hiện tượng bong tróc tường nhà là như thế nào?

Bong tróc tường nhà là hiện tượng bề mặt tường bị nổi cục hoặc phồng rộp. Từng mảng sơn bong ra khiến tường nhà mất thẩm mỹ và bụi bẩn. Nếu vết tróc sơn đó không được xử lý kịp thời thì lâu ngày, tường dễ bị thấm nước, ẩm mốc, đổi màu và xuống cấp… Chính vì thế việc sửa lại những mảng tường đó cực kỳ quan trọng.

Tại sao tường nhà lại bị bong tróc?

Tường của nhà bạn bị bong, phồng rộp có thể là do một trong các nguyên nhân sau. Hãy tìm hiểu kỹ để có phương án sửa chữa tốt nhất.

Do đã xây dựng từ lâu, nhà có hiện tượng xuống cấp

Những công trình đã xây dựng từ lâu không tránh khỏi hiện tượng xuống cấp, tường nhà, từng mảng sơn bị bong tróc. Bởi vì cấu tạo của sơn sẽ bao gồm bột màu trộn với một cơ sở chất lỏng. Khi cơ sở chất lỏng bay hơi, sẽ chỉ còn lại lớp bột màu và bung ra thành từng mảng rơi xuống.

tuong-nha-bi-bong-troc

Loại sơn cao su sẽ được làm từ cao su tự nhiên hoặc cao su tổng hợp. Sử dụng lâu ngày, nước bay hơi, một lớp màng duy nhất được hình thành và không có độ bám dính, dễ bong tróc. Sơn gốc dàu có khả năng bám dính và chống mài mòn tốt hơn một chút. Nhưng tất cả các loại sơn tường nội – ngoại thất đều chỉ có một tuổi thọ nhất định.

nhiet-do-nong-lam-tuong-nha-bong-troc

Và theo năm tháng, lớp sơn này tiếp xúc với môi trường, nắng, gió, độ ẩm, nhiệt độ… dẫn đến phai màu và bong tróc. Đây là hiên tượng tự nhiên hoàn toàn bình thường.

Bên cạnh đó, hầu hết những ngôi nhà được xây từ những năm 90 đổ về trước đều sử dụng vữa vôi hoặc vữa tam hợp. Lớp vôi vữa có độ hút ẩm cao, nhất là khi thời tiết nồm ẩm, thời mưa. Vì thế sau một thời gian sử dụng, tường nhà sẽ nhanh chóng bị ẩm mốc, mọc rêu xanh, rộp, bong ra thành từng mảng.

Do nhiệt độ, độ ẩm môi trường

Việt Nam thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ và độ ẩm đều tương đối cao. Sơn ngoại thất, nội thất chịu tác động chiếu sáng trực tiếp của mặt trời, của tia UV với cường độ cao. Đây là một bất lợi làm ảnh hưởng hưởng đến tuổi thọ của sơn tường.

Do thấm nước lâu ngày

Tường bị ẩm do thấm nước lâu ngày là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng bong tróc. Nó có thể là do thời tiết nồm ẩm, độ ẩm cao; do tường bị ngập trong mưa lũ lâu ngày; hoặc do rò rỉ đường ống dẫn nước ngầm, bình đựng nước ở trong tường, từ bên ngoài vào…

nguyen-nhan-tuong-nha-bi-bong-troc

Tường bị thấm nước laâu ngày sẽ gây ra vệt loang, ẩm, đổi màu. Từng mảng sơn bắt đầu bong ra, xù xì, ố màu… Tường nhà mới xây mà đã bị ngấm thì đâu là nguyên nhân? Cách xử lý thế nào?

Do tường bị muối hóa

Tường bị muối hóa là hiện tượng mảng màu lấm tấm với kích cỡ khác nhau xuất hiện ở trên tường. Thường là màu vàng nhạt hoặc trắng như muối. Khi có nước chảy qua, lớp muối này sẽ rỉ ra từ gạch hoặc vữa.

muoi-hoa-khien-tuong-nha-bi-bong-troc

Muối hóa khiến cho tường nhà bị nứt, sơn tường bị bong chóc, xuất hiện nấm trắng trên tường. Nó thường xuất hiện ở các vị trí ẩm ướt như: chân tường, khe nứt; ranh giới tiếp giáp giữa các tầng, tường giám nhà vệ sinh… Các ngôi nhà sinh sống ở gần vùng biển, vùng nước lợ thường bị hiện tượng này.

Các nguyên nhân chủ yếu là do:

  • Sử dụng gạch xây nhà có nhiệt độ nung chưa đủ. Hoặc trong gạch có chứa tạp chất muối, nhiễm mặn
  • Không sử dụng sơn lót kháng kiềm hoặc chỉ sử dụng sơn trắng thông thường để thay thế
  • Sơn tường khi chưa đạt độ khô
  • Hơi ẩm thoát ra từ xi măng ở phía bên trong tường mang theo nồng độ muối cao
  • Sử dụng nước lợ hoặc nước mặn để trộn xi măng vôi vữa
  • Tay nghề kỹ thuật của thợ thi công kém.
  • Do không thường xuyên vệ sinh tường nhà.

Do tác động ngoại lực

Có thể là do trong quá trình kê đồ, đóng đồ dùng nội thất và sử dụng… tường nhà bị chịu tác động mạnh từ các bề mặt cứng này. Việc va chạm mạnh dẫn đến tường bị nứt, vỡ, sơn bong tróc.

Do tay nghề, kỹ thuật của thợ sơn tường

Tay nghề của thợ sơn ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng sau này:

  • Trộn vôi, vữa, cát, xi không đúng tỉ lệ: Khi sử dụng một thời gian, vôi sẽ bị khô do không có chất kết dính. Và mảng tường bị bong tróc là hệ quả dễ nhìn thấy.
  • Do trước khi thi công, thợ không đánh ráp tường sạch, vẫn còn lớp bụi bẩn từ gạch xi. Điều này khiến các lớp sơn bị chồng chất, không có độ bám dính nhất định. Chỉ cần nhiệt độ, độ ẩm quá cao, tường sẽ bị bong ra, rơi xuống từng mảng lớn.
  • Do thợ kinh nghiệm kém, chưa xử lý chống thấm tốt.
  • Thợ sử dụng bột trét để tăng độ bám dính cho sơn. Thế nhưng bột trét lại kém chất lượng khiến cho tình trạng bong tróc trầm trọng hơn.

Do thời điểm sơn tường không lý tưởng

Thợ thi công tiến hành sơn tường vào thời điểm bề mặt bê tông còn tươi, độ kiềm cao, tường chưa khô hoàn toàn. Nó sẽ gây ra hiện tượng phồng rộp hoặc phấn hóa khi nhiệt độ tăng lên.

thoi-diem-son-tuong-chua-hop-ly

Sơn tường ở thời điểm nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, trời nhiều gió, khô lạnh. Nó sẽ khiến cho chất liệu sơn bị bay hơi quá nhanh. Chính vì thế mà bề mặt sơn không còn lớp màng bảo vệ, dẫn đến hư hỏng sau một thời gian ngắn sử dụng.

Lưu ý khi thi công để tránh tường nhà bị bong tróc

  • Lựa chọn sơn chất lượng tốt, mua tại các địa chỉ uy tín, chính hãng.
  • Lựa chọn đội ngũ thi công uy tín, nhà thầu giám sát giàu kinh nghiệm để đảm bảo thực hiện đúng quy trình.
  • Thiết kế mái có hệ số đua thích hợp với thời tiết. Điều này cần được tính toán ngay từ khi thiết kế nhà ở.
  • Sử dụng rèm che tránh ánh nắng trực tiếp cho nội thất và sơn tường phía bên trong

Bong tróc tường nhà dễ phát hiện bằng mắt thường. Hi vọng những cách sửa lại tường nhà bị bong tróc trên đây sẽ giúp bạn có phương án xử lý, ngăn chặn triệt để càng sớm càng tốt. Việc này sẽ giúp hạn chế sự xuống cấp của công trình cùng như tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Bài viết liên quan

30

01

Quy định về san lấp mặt bằng cập nhật mới nhất

San lấp mặt bằng là một trong những hình thức thi công xây dựng phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên hình thức cũng cần dựa trên quy định của pháp luật để thực hiện. Tham khảo bài viết sau để hiểu thêm các thông tin, quy định về san lấp mặt bằng mới nhất để tránh những hệ lụy về sau. 

30

01

Thủ tục cấp phép xây dựng nhà ở đô thị và nhà ở nông thôn

Thủ tục cấp phép xây dựng nhà ở là điều mà rất nhiều người khi chuẩn bị xây nhà đều quan tâm, tìm hiểu. Vậy thủ tục cấp phép xây dựng nhà ở đô thị và nhà ở nông thôn, nhà cấp được áp dụng như thế nào? Cần lưu ý gì không?

30

01

Xây nhà trái phép bị xử phạt thế nào?

Hiện nay trừ những trường hợp đặc biệt được pháp luật quy định không cần xin cấp giấy phép xây dựng thì tất cả những công trình còn lại muốn xây dựng đều phải xin cấp giấy phép xây dựng bởi cơ quan có thẩm quyền

30

01

Cách xử lý tường bị muối triệt để, đơn giản nhất

Tường bị muối hóa là một trong những hiện tượng khá phổ biến ở các công trình ở Việt Nam. Theo thời gian, một lượng muối xuất hiện ngấm vào tường từ nước mưa ẩm ướt khiến tường trở nên mất thẩm mỹ và bong tróc từng mảnh.

 Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn