30
01Hiện nay trừ những trường hợp đặc biệt được pháp luật quy định không cần xin cấp giấy phép xây dựng thì tất cả những công trình còn lại muốn xây dựng đều phải xin cấp giấy phép xây dựng bởi cơ quan có thẩm quyền. Những trường hợp cố tình xây nhà trái phép bị xử phạt thế nào? Mức phạt phải chịu là bao nhiêu? Hãy cùng tìm hiểu.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Luật xây dựng năm 2014, xây dựng trái phép là hành vi cấm. Hành vi xây dựng trái phép được hiểu là hành vi xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp quyền và thi công trên quỹ đất không được xây dựng.
Hiện nay ở nước ta có rất nhiều tình huống vô tình hay cố ý xây dựng trái phép đều ảnh hưởng đến trật tự quản lý xây dựng, chính sách đất đai nhà ở… Thậm chí còn thực hiện các hành vi sai trái đó một cách ngang nhiên như ngang nhiên xây nhà trên đất của người khác. Tự ý xây nhà trên đất của người khác gây ra rất nhiều hậu quả khó lường. Những trường hợp làm nhà trái phép đều bị xử phạt nghiêm khắc.
Theo bộ luật hiện hành, tất cả các hành vi xây dựng trên đất không được phép xây dựng đều là xây dựng trái phép. Cụ thể tại khoản 3, Điều 12 Luật số 50/2014/QH13 của Quốc hội : LUẬT XÂY DỰNG quy định các về các loại đất không được phép xây dựng bao gồm:
– Xây dựng công trình thuộc khu vực cấm xây dựng.
– Xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử – văn hóa và các khu vực công trình khác theo quy định của pháp luật.
– Xây dựng công trình ở khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ sạt lở đất lũ quét, lũ ống, trừ những công trình có thể khắc phục hiện tượng này.
– Đất nông nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng sẽ không được phép xây dựng công trình, trừ những khu lán tạm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp (một số trường hợp được phép xây dựng là xây dựng khu vui chơi, y tế, giải trí cộng đồng…; xây nhà tình nghĩa).
– Đối với đất phi nông nghiệp sẽ được phép xây dựng các công trình nhà ở phụ thuộc vào từng quy định cụ thể với các loại đất phi nông nghiệp khác nhau (trừ đất mục đích quốc phòng, an ninh sẽ có quy chế riêng).
Xây nhà trái phép sẽ bị phạt. Vậy phạt thế nào? Phạt bao nhiêu? Rất nhiều bạn đọc đã gửi câu hỏi về cho Kiến trúc nội thất thế giới. Mức xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định xây dựng sai phép, trái phép được quy định tại Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP cụ thể như sau:
– Phạt từ 03 triệu đồng đến 05 triệu đồng đối với trường hợp nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
– Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với các công trình xây dựng phải thiết lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật hoặc dự án đầu tư;
– Phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với nhà ở riêng lẻ trong khu di tích lịch sử văn hóa, khu bảo tồn;
– Phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với trường hợp nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
– Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với các công trình xây dựng phải thiết lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật hoặc dự án đầu tư;
– Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với nhà ở riêng lẻ trong khu di tích lịch sử văn hóa, khu bảo tồn;
– Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với trường hợp nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
– Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với các công trình xây dựng phải thiết lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật hoặc dự án đầu tư;
– Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với nhà ở riêng lẻ trong khu di tích lịch sử văn hóa, khu bảo tồn;
– Phạt tiền từ 70 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với trường hợp nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
– Phạt tiền từ 950 triệu đồng đến 01 tỷ đồng đối với các công trình xây dựng phải thiết lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật hoặc dự án đầu tư;
– Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với nhà ở riêng lẻ trong khu di tích lịch sử văn hóa, khu bảo tồn;
Chủ đầu tư còn có thể bị phạt tiền từ 50 đến 60 triệu đồng nếu vi phạm các trường hợp sau:
– Công trình xây dựng sai cốt.
– Công trình vi phạm chỉ giới xây dựng.
– Thi công trái với quy hoạch đã được cấp phép.
– Lấn chiếm, cơi nới diện tích, làm ảnh hưởng không gian cá nhân. Xây nhà trái phép trên đất của người khác. Xây nhầm nhà trên đất của người khác hoặc ảnh hưởng đến khu vực công cộng, sinh hoạt chung
– Lấn chiếm đất quốc phòng an ninh, công trình thủy lợi, hành lang giao thông. Cố tình xây dựng ở nơi được cảnh báo sạt lở…
Xây nhà trái phép bị xử phạt thế nào, những trường hợp nào là trái phép đều đã được Kiến trúc nội thất thế giới cung cấp thông tin một cách cụ thể nhất trong bài viết này. Cảm ơn các bạn đã đón đọc.
San lấp mặt bằng là một trong những hình thức thi công xây dựng phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên hình thức cũng cần dựa trên quy định của pháp luật để thực hiện. Tham khảo bài viết sau để hiểu thêm các thông tin, quy định về san lấp mặt bằng mới nhất để tránh những hệ lụy về sau.
Thủ tục cấp phép xây dựng nhà ở là điều mà rất nhiều người khi chuẩn bị xây nhà đều quan tâm, tìm hiểu. Vậy thủ tục cấp phép xây dựng nhà ở đô thị và nhà ở nông thôn, nhà cấp được áp dụng như thế nào? Cần lưu ý gì không?
Tường bị muối hóa là một trong những hiện tượng khá phổ biến ở các công trình ở Việt Nam. Theo thời gian, một lượng muối xuất hiện ngấm vào tường từ nước mưa ẩm ướt khiến tường trở nên mất thẩm mỹ và bong tróc từng mảnh.
Bong tróc tường nhà không chỉ gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của các thành viên. Mà hiện tượng này nếu không được xử lý triệt để sẽ khiến công trình nhanh xuống cấp, gây nguy hiểm khi sống trong đó.
Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn